Cách thay đèn pha ô tô đơn giản, dễ dàng NHẤT!
Đèn pha ô tô là một trong những bộ phận quan trọng để xe có thể di chuyển an toàn trong đêm. Tuy nhiên đèn pha cũng có thể dễ hư hỏng do nhiều nguyên nhân. Vì vậy chúng ta cần có sẵn bóng đèn pha và biết cách thay đèn pha ô tô để những chuyến hành trình trở nên an toàn hơn. Hãy cùng Phụ tùng HQ tìm hiểu ngay cách thay đèn pha ô tô qua bài viết hôm nay nhé!
Các dấu hiệu đèn pha ô tô bị hỏng
Bạn cần nắm rõ các dấu hiệu đèn pha ô tô bị hỏng để nhanh chóng phán đoán được tình huống và chọn cách thay đèn pha ô tô hoặc các cách xử lý hiệu quả nhất.
Đâu là dấu hiệu của đèn pha ô tô bị hỏng?
Dưới đây là một vài dấu hiệu phổ biến khi đèn pha ô tô bị hỏng:
- Ánh sáng đèn nhấp nháy
- Ánh sáng của đèn pha bị mờ
- Đèn không sáng dù đã được bật
- Có một đèn không sáng, đèn còn lại sáng bình thường
Xem ngay: Các thương hiệu phụ tùng ô tô phổ biến nhất hiện nay
Nguyên nhân làm đèn pha ô tô bị hỏng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đèn pha ô tô bị hỏng, cụ thể như:
Bóng đèn bị hỏng:
Theo kinh nghiệm của thợ chuyên về ô tô, nếu cả 2 bóng đèn pha cùng hỏng thì khả năng cao xe đang gặp vấn đề về nguồn điện. Nhưng nếu chỉ có 1 trong 2 bóng đèn bị hỏng thì có thể chỉ do bóng đèn bị hư.
Các mẫu xe đời mới hiện nay thường dùng bóng đèn halogen với dây tóc mỏng làm từ vonfram. Phần dây tóc này sẽ dần bị cháy hết. Khi đó đèn sẽ không sáng được và cần phải thay thế. Mỗi bóng đèn halogen có thể sử dụng từ 500 đến 2000 giờ. Đồng nghĩa với việc người dùng cần phải thay thế bóng đèn sau khoảng 5 năm sử dụng.
Bóng đèn halogen có thời gian sử dụng từ 500 đến 2000 giờ
Nếu bạn thường phải lái xe đêm hoặc thường đi đường gập ghềnh, bóng đèn thường bị hao mòn nhiều hơn. Việc tự mình thay thế bóng đèn không phải là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên Phụ tùng HQ vẫn khuyến cáo những khách hàng chưa có kinh nghiệm nên mang xe đến các trạm bảo trì để được nhân viên hỗ trợ.
Cầu chì bị cháy:
Ô tô cũng dùng cầu chì nhằm bảo vệ các mạch điện. Cầu chì sẽ bị cháy nếu xe nạp quá nhiều điện tích. Vì vậy nếu cầu chì bị cháy, người dùng nên thay thế nó ngay. Nếu bạn đã thay thế cả cầu chì lẫn bóng đèn pha nhưng đèn xe vẫn không sáng, bạn cần kiểm tra thêm vì có thể đèn xe gặp các sự cố phức tạp hơn.
Cầu chì xe ô tô
Công tắc rơ le bị lỗi:
Nếu xe của bạn vẫn bật được đèn cos nhưng không bật đèn pha được, thì khả năng cao là do công tắc rơ le đang bị lỗi. Việc thay thế rơ le được đánh giá là khá phức tạp. Vì vậy bạn cần mang xe đến các trung tâm để kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa.
Công tắc rơ le
Dây điện bị hỏng hoặc bị lỗi:
Dây điện đèn xe có thể bị ăn mòn, bị đứt, kết nối kém,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đèn pha không sáng và cần phải kiểm tra, sửa chữa nếu cần. Nếu đèn pha thường bị nhấp nháy, bạn có thể mang xe đến các trung tâm để kiểm tra xem đường dây điện có bị vấn đề gì không hay chỉ đơn giản là kết nối có vấn đề. Do đây là tình trạng liên quan đến nguồn điện của xe nên Phụ tùng HQ khuyên bạn nên để các chuyên gia kiểm tra và xử lý.
Cách thay đèn pha ô tô bạn cần biết
Với những lỗi cơ bản không liên quan đến nguồn điện của xe, bạn cũng có thể dễ dàng thay thế đèn pha nếu xảy ra sự cố. Dưới đây là cách thay bóng đèn pha ô tô đơn giản, dễ thực hiện nhất:
Bước 1: Xác định chính xác vị trí của đui đèn pha
Bạn cần mở nắp capo, cố định an toàn cho phần nắp capo để tiện lợi nhất trong quá trình thao tác. Tiếp theo cần quan sát phần phía sau đèn pha bị hỏng để thấy được vị trí đui bóng đèn. Đui bóng đèn sẽ có hình trụ tròn rất dễ nhận biết.
Bước 2: Tháo các đầu dây dẫn điện đến đèn pha
Đui đèn pha nối với 3 dây dẫn điện có chức năng cung cấp nguồn điện cho hoạt động của đèn pha. Đui đèn được giữ cố định bằng chốt hãm nhựa hoặc kim loại. Vài loại xe khác sẽ dùng nắp có ren để cố định đui đèn.
Tháo đầu dây dẫn điện
Với các loại xe dùng chốt nhựa, trên phần đỉnh đui đèn thường có một cái lẫy. Để kéo đui đèn ra, bạn chỉ cần dùng tay nhấn lẫy xuống. Với xe dùng chốt kim loại, bạn cần kéo phần kẹp bằng kim loại ra là được. Với xe dùng nắp có ren để cố định đui, bạn chỉ cần xoay phần đui ngược chiều kim đồng hồ để lấy ra.
Bước 3: Tháo bóng đèn
Sau khi đã tháo được các đầu dây dẫn điện đến đèn pha, bước tiếp theo trong cách thay đèn pha ô tô chính là tháo phần bóng đèn ra một cách nhẹ nhàng.
Bước 4: Thay bóng đèn mới
Lưu ý đầu tiên khi thay bóng đèn mới chính là không nên cầm tay trực tiếp vào bóng đèn. Bởi dầu nhớt dính trên tay có thể dính vào bóng đèn, khi bật đèn lên sẽ tạo thành vệt đen. Thay vì dùng tay chạm trực tiếp bóng đèn, bạn có thể dùng giấy mỏng hoặc giẻ sạch để cầm bóng.
Bóng đèn mới cần được thay thế
Bạn cần giữ chặt đui đèn và gắn đui đèn vào vị trí phía sau đèn pha. Cần quan sát rãnh lắp đã đều hay chưa và không để đệm cao su thò ra ngoài nhằm đảm bảo đã lắp đèn đúng vị trí.
Bước 5: Kiểm tra lại đèn pha ô tô
Kiểm tra lại là bước cuối cùng trong gợi ý cách thay đèn pha ô tô mà Phụ tùng HQ muốn gửi đến bạn. Bạn chỉ cần nối lại phần dây điện ở phía sau, lắp chụp bảo vệ đèn sau khi hoàn tất việc lắp bóng mới. Sau đó thử bật tắt công tắc đèn pha vài lần để xem bóng đèn đã sáng hay chưa.
Kiểm tra lại đèn pha ô tô sau khi thay thế
Lưu ý: Cách thay đèn pha ô tô được gợi ý bên trên chỉ đúng với các loại xe dùng bóng đèn halogen. Các loại xe dùng đèn pha dạng chùm cần cách tháo đèn pha ô tô khác, bạn có thể tham khảo thêm trong các bài viết hướng dẫn khác của chúng tôi.
Qua bài viết này, Phụ tùng HQ mong rằng đã có thể giúp bạn nắm được cách thay đèn pha ô tô nhanh chóng và chính xác nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé!
Xem ngay: Vì sao đèn pha ô tô bị ố vàng và cách khắc phục đơn giản nhất