So sánh dẫn động cầu trước và cầu sau ô tô chi tiết NHẤT
Cùng với động cơ, lái, phanh, hệ thống truyền lực,... dẫn động cầu trước và cầu sau cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận hành của xe. Trong bài viết này, hãy cùng Phụ tùng HQ so sánh chi tiết về hệ thống dẫn động cầu trước và dẫn động cầu sau nhé!
So sánh hệ thống dẫn động cầu trước và cầu sau
Dù được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất ô tô nhưng dẫn động cầu trước và cầu sau sẽ có riêng các công dụng, ưu điểm cũng như nhược điểm nhất định. Thông qua việc so sánh hệ thống dẫn động cầu trước và cầu sau, người dùng sẽ hiểu được chi tiết thông tin của 2 loại hệ thống này.
Mô tả dẫn động cầu trước và cầu sau
Dẫn động cầu trước (FWD) là hộp số và hệ thống động cơ được đặt ở đầu xe. Điều này giúp dồn lực đẩy cho bánh trước và kéo theo bánh sau để xe chuyển động. Hiện nay, các dòng xe với trọng tải thấp, xe gia đình, sedan cỡ nhỏ và trung thường là xe dẫn động cầu trước.
Dẫn động cầu trước
Ngược lại với dẫn động cầu trước, dẫn động cầu sau (RWD) sẽ có hệ thống truyền lực được đặt ở phía sau. Khi xe bắt đầu khởi động, 2 bánh sau sẽ di chuyển đầu tiên. Hiện nay các dòng xe hạng sang hoặc xe thể thao thường là xe dẫn động cầu sau.
Dẫn động cầu sau
Nguyên lý hoạt động của 2 loại dẫn động
Cấu tạo của dẫn động cầu trước khá đơn giản. Nó chỉ gồm trục truyền động được đặt tại cầu trước. Sức mạnh động cơ được truyền qua hộp số làm 2 bánh trước quay. Khi đó lực kéo của 2 bánh trước sẽ tác động lên 2 bánh sau và làm bánh sau quay theo, giúp xe tiến về phía trước.
Dẫn động cầu trước và cầu sau hoạt động như thế nào
Dẫn động cầu sau có phần trục truyền động được đặt ở cầu sau nhưng động cơ sẽ ở phía trước. Do đó muốn xe chuyển động, phần động cơ ở phía trước sẽ tạo ra lực tác động đến trục các-đăng và truyền vào trục truyền động ở sau. Khi đó 2 bánh sau của xe sẽ chuyển động trước, tạo lực để đẩy bánh trước lăn theo.
Xem ngay: Cảm biến tốc độ xe ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Ưu điểm và nhược điểm của dẫn động cầu trước và dẫn động cầu sau
Dẫn động cầu trước
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản
- Không có quá nhiều kết cấu cơ khí quá phức tạp giúp giảm giá thành xe và giảm các chi phí sản xuất
- Trọng lượng khá nhẹ
- Dẫn động và động cơ gần nhau nên không làm tiêu hao nhiên liệu khi vận hành
- Không có cầu trục sau và trục truyền động nên động cơ được thiết kế gọn gàng, giúp tăng diện tích gầm xe, từ đó không gian nội thất được mở rộng hơn, sàn xe cũng bằng phẳng hơn
- Nhà sản xuất cũng dễ dàng bố trí hệ thống phụ trợ cho xe (hệ thống phanh, hệ thống treo,...) mà không làm tốn diện tích sàn xe
- Có thể giúp tăng độ bám đường cho bánh xe vì lực được truyền thẳng từ trục xuống bánh xe. Vì vậy người dùng sẽ có thể lái cũng như phanh xe an toàn kể cả trong điều kiện đường trơn
Nhược điểm:
- Hệ thống máy được đặt hết ở đầu xe nên làm đầu xe có trọng lượng nặng, ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc của xe
- Sự chênh lệch về trọng lượng giữa đuôi xe và đầu xe sẽ làm tăng nguy cơ “văng đuôi” khi xe chạy tốc độ cao và vào cua gấp do bánh bị mất kiểm soát hoặc bị trượt dài
- Làm giảm tuổi thọ lốp trước vì bánh trước chịu các tác động khi xe vận hành như phanh, chuyển hướng, tăng tốc,…
Dẫn động cầu trước có cấu tạo khá đơn giản
Dẫn động cầu sau
Ưu điểm:
- Hệ thống truyền động ở phía sau xe nên phần đầu xe không quá nặng, từ đó tạo được sự cân bằng cho xe và giúp xe hoạt động ổn định hơn
- Quá trình truyền động năng cũng như trọng lượng xe được phân bố đều ở cả phía trước lẫn phía sau, giúp xe tăng tốc nhanh hơn và khắc phục được những nhược điểm của xe chạy bằng hệ dẫn động cầu trước
- Phần bánh xe phía trước không được kết nối với hệ thống chuyển động, nhờ đó xe dễ dàng mở góc khi quay đầu hoặc đánh lái và bánh xe cũng sẽ bám đường tốt hơn. Lái xe cũng sẽ thực hiện được nhiều kỹ thuật lái trên nhiều kiểu địa hình. Đây cũng là một trong những lý do chủ yếu khiến dẫn động cầu sau được trang bị cho xe thể thao
- Cấu trúc trục trước của xe có trang bị dẫn động cầu sau thường có trục trước đơn giản. Do đó sẽ dễ dàng tháo các chi tiết cơ khí khi tiến hành vệ sinh, từ đó tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh và treo trên. Từ đó chi phí sửa chữa cũng sẽ được tiết kiệm nhiều hơn
Nhược điểm:
- Trọng lượng của hệ thống dẫn động cầu sau thường khá nặng. Song song đó, giá thành và năng lượng tiêu hao của dẫn động cầu sau cũng cao hơn so với dẫn động cầu trước. Vì vậy nên hệ thống dẫn động cầu sau thường có trên dòng xe hạng sang với giá thành cao
- Khi đột ngột tăng tốc, xe có thể bị trượt bánh hoặc thân xe quay ngang, nhất là ở dòng ô tô có công suất lớn hoặc có momen xoắn cao cho vòng tua máy thấp
- Dẫn động cầu sau cũng chỉ chủ động một chiều, nên nếu xe bị mất lái bánh sẽ không có độ bám dẫn đến tình trạng bánh sau bị sa lầy hoặc văng đuôi xe
Dẫn động cầu sau có trọng lượng khá nặng
Xem ngay: Nguyên nhân gây hỏng đèn xi nhan ô tô và cách khắc phục
Qua bài viết trên, Phụ tùng HQ mong rằng bạn đã có những thông tin cụ thể vệ hệ thống dẫn động cầu trước và cầu sau. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!