Ưu điểm khi nâng hạ gầm ô tô? Các bước để độ nâng hạ gầm ô tô chuẩn NHẤT
Ngày nay, việc độ nâng hạ gầm ô tô đã dần trở thành một xu hướng mới. Công việc này ngoài giúp cải tiến chiếc ô tô còn giúp tăng thêm thẩm mỹ bên ngoài cho xe. Nhưng để thực hiện được công việc này bạn sẽ cần có một sự hiểu biết nhất định. Theo dõi bài viết phía dưới của Phụ tùng HQ để nắm rõ các bước độ nâng hạ gầm ô tô bạn nhé!
Ưu điểm khi độ nâng hạ gầm ô tô
Độ nâng hạ gầm ô tô là một trong các sửa đổi phổ biến hiện nay và được nhiều bác tài lựa chọn. Tuy vậy, có nên nâng hạ gầm ô tô hay không? Cụ thể các ưu điểm của việc độ nâng hạ gầm ô tô mang lại cho chủ xe như sau:
- Tính khí động học của xe trở nên tốt hơn.
- Khi vào cua xe ổn định và êm ái.
- Hạn chế tình trạng bị lật xe.
- Tăng tính thẩm mỹ cho chiếc ô tô.
Ưu điểm khi độ nâng hạ gầm ô tô
Các bước để độ nâng hạ gầm ô tô chuẩn NHẤT
Nhiều bác tài chọn độ nâng hạ gầm ô tô để nâng tầm trải nghiệm lái xe của mình. Đặc biệt, công việc này còn giúp các bác tài và hành khách yên tâm hơn về độ an toàn khi xe vận hành.
Để có thể thực hiện đô nâng hạ gầm ô tô chuẩn nhất, hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn nơi có bề mặt phẳng để đỗ xe
Bước đầu tiên cần thực hiện để độ nâng hạ gầm ô tô là lựa chọn nơi đỗ xe phù hợp. Chủ xe cần tìm một nơi có bề mặt bằng phẳng. Dựa theo nguyên lý hoạt động thông thường, xe hơi sẽ có khuynh hướng tự động di chuyển.
Do vậy, các bác tài phải bảo đảm bề mặt đỗ xe phẳng và xe chắc chắn sẽ đứng yên trong suốt thời gian độ gầm.
Lựa chọn nơi có bề mặt phẳng để đỗ xe
Ngoài ra, chủ xe cũng cần phải lưu ý là hạn chế đậu xe của mình ở các đoạn đường dốc hoặc có nhiều xe qua lại. Điều này sẽ tạo nên sự cản trở và bất tiện khiến cho công việc độ nâng hạ gầm ô tô tốn nhiều thời gian hơn.
Đặc biệt, vị trí đỗ xe càng bằng phẳng thì công việc sẽ diễn ra càng thuận lợi và dễ dàng.
Xem ngay: Có các loại rotuyn lái nào? Top 5 dấu hiệu hỏng rotuyn lái ô tô
Bước 2: Tìm vị trí phù hợp dưới gầm để nâng xe
Ở bước này, bác tài cần lưu ý rằng không phải bất cứ vị trí nào của gầm xe đều có thể chịu tải. Rất khó để có thể xác định được vị trí nâng xe chính xác bởi do điểm nâng sẽ đều nằm ở lân cận.
Vậy nên, bác tài cần tìm hiểu các vị trí nâng của xe trong sách hướng dẫn cả mỗi chiếc xe.
Tìm vị trí phù hợp dưới gầm để nâng xe
Bước 3: Chọn vị trí phù hợp để đặt bộ kích ô tô
Khi đã tìm được các điểm phù hợp để nâng xe lên. Lúc này, bác tài cần thực hiện bước kế tiếp là đặt bộ kích phía dưới xe.
Chọn vị trí phù hợp để đặt bộ kích ô tô
Khi thực hiện, bác tài cần chú ý xem xét đặt lót thêm các tấm gỗ hay miếng đệm vào giữa các điểm nâng. Điều này sẽ giúp gầm xe đỡ bị hư hại và cũng đảm bảo an toàn hơn cho bản thân.
Xem ngay: Top 5 nguyên nhân khiến xe ô tô đi có tiếng kêu lục cục
Bước 4: Nâng xe và kiểm tra độ ổn định sau khi nâng
Để có thể nâng hoàn toàn xe, bạn sẽ xoay trục chính theo phía kim đồng hồ. Ngược lại, khi cần hạ xe thì sẽ quay trục chính theo chiều ngược kim đồng hồ. Tiếp đến, một vấn đề khác mà chủ xe cần chú ý là không sử dụng bộ kích tại các điểm có đầu nhọn.
Nâng xe và kiểm tra lại độ ổn định sau khi nâng
Hệ thống điểm nhọn này thường sẽ không có khả năng để chịu tải tốt và có thể bị hư hỏng. Không chỉ thế, bạn còn cần nâng đến độ cao phù hợp để có thể dễ dàng quan sát và kiểm tra. Trong trường hợp nâng xe không đủ cao có thể khiến người thực hiện nâng hạ gầm ô tô bị mỏi và có thể bỏ qua một số chi tiết quan trọng.
Cần chú ý nâng hạ gầm đúng mức tiêu chuẩn
Để có thể kiểm tra lại xem xe có ổn định sau khi nâng hay không. Chủ xe có thể lắc nhẹ hai bên hông để có thể kiểm tra độ ổn định. Thực hiện lại bước này sau khi thay đổi một số phụ kiện.
Bước 5: Dùng thêm chân hỗ trợ nếu cần
Trong quá trình thực hiện, nếu cảm thấy việc nâng xe quá nặng và cảm thấy quá tài. Chủ xe có thể dùng thêm các loại chân hỗ trợ xe để có thể giảm bớt trọng lượng của chiếc ô tô.
Dùng thêm chân hỗ trợ nếu cần thiết
Lưu ý nhỏ là cần phải để xe trên các chân hỗ trợ ngay tại các điểm khác nhau. Đây được xem là một bước dự trù thêm để đảm bảo an toàn trong trường hợp bộ kích không đủ chắc chắn.
Xem ngay: Cao su chân máy quan trọng không? Cách thay cao su chân máy ô tô tại nhà
Bước 6: Hạ xe ô tô xuống
Trước khi thực hiện công việc hạ xe ô tô xuống thì chủ xe phải lưu ý bỏ các chân phụ ra khỏi xe và lắp lại các bánh xe đầy đủ theo như vị trí ban đầu. Phải đảm bảo được ốc vít sẽ bám chắc vào xe.
Hạ xe ô tô xuống
Cuối cùng chủ xe quay ngược chiều kim đồng hồ trục chính để có thể mở van thoát khí bên trên bộ khói truyền thống của xe.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Phụ tùng HQ bạn đã biết được ưu điểm của việc nâng hạ gầm ô tô cũng như cách để độ nâng hạ gầm ô tô. Chúc bạn có thể áp dụng thành công và có trải nghiệm lái xe tuyệt vời.