Động cơ DOHC là gì? Sự khác biệt giữa DOHC và SOHC
Động cơ DOHC là loại động cơ đốt trong được trang bị phổ biến trong các dòng xe ô tô và xe máy hiện đại nhờ khả năng tối ưu hiệu suất vận hành. Để giúp việc vận hành và bảo dưỡng xe dễ dàng hơn, Phụ Tùng HQ sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những ưu nhược điểm của động cơ DOHC.
DOHC là gì?
DOHC là viết tắt của "Double Overhead Camshaft", nghĩa là trục cam kép trong tiếng Việt.
Đây là một loại động cơ đốt trong được sử dụng phổ biến trên xe ô tô. Trong cấu tạo của động cơ DOHC, có hai trục cam được bố trí phía trên cụm xi lanh và hoạt động tách biệt – một trục điều khiển van nạp và trục còn lại điều khiển van xả.
Xem ngay: Lốp xe mòn không đều do đâu? Dấu hiệu và cách khắc phục
Trục cam (camshaft) là bộ phận then chốt, chịu trách nhiệm điều tiết quá trình đóng mở của các van, từ đó kiểm soát luồng khí nạp vào và khí xả ra khỏi buồng đốt. Việc sử dụng trục cam kép giúp tăng hiệu suất động cơ, cải thiện khả năng vận hành và tối đa hóa công suất mà không cần mở rộng kích thước tổng thể của động cơ.

Cấu tạo của động cơ DOHC
Động cơ DOHC được cấu tạo từ hai thành phần chính là cánh tay thủy lực và hai trục cam, bên cạnh đó còn có các bộ phận phụ khác như bugi, xi lanh và van.
Cánh tay thủy lực (rocker arm)
Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu truyền động của hệ thống van. Chúng làm nhiệm vụ truyền lực từ trục cam đến các van, giúp van mở và đóng đúng thời điểm.

Hai trục cam (camshaft)
Trong DOHC, hai trục cam được bố trí ở phía trên đầu xi lanh, mỗi trục điều khiển riêng một nhóm van – một trục dành cho van nạp và một trục cho van xả. Trục cam sử dụng các gờ cam (thùy cam) để đẩy van, giúp kiểm soát luồng khí nạp vào và khí thải ra khỏi buồng đốt một cách chính xác, đảm bảo hiệu suất hoạt động của động cơ.
Xem thêm: Tất tần tật từ A - Z về lẫy chuyển số trên vô lăng
Nguyên lý hoạt động của động cơ DOHC
Nguyên lý hoạt động của động cơ DOHC chủ yếu dựa trên việc điều khiển quá trình đóng mở van để kiểm soát lượng không khí và nhiên liệu đi vào, cũng như khí thải thoát ra khỏi xi lanh.
Động cơ DOHC được trang bị hai trục cam riêng biệt: một trục cam điều khiển van nạp và trục còn lại điều khiển van xả. Trên mỗi trục cam có các vấu cam (lobe) được thiết kế với hình dáng đặc biệt để tạo lực tác động lên cơ cấu truyền động khi quay. Khi vấu cam quay đến điểm tiếp xúc, nó sẽ đẩy hoặc kéo cơ cấu truyền động, khiến van tương ứng mở ra hoặc đóng lại đúng thời điểm.
Van nạp có nhiệm vụ đưa hỗn hợp nhiên liệu và không khí vào buồng đốt, trong khi van xả giúp đẩy khí thải ra ngoài sau khi quá trình cháy hoàn tất.
Nhờ có hai trục cam riêng biệt, DOHC giúp tối ưu thời điểm và độ chính xác trong quá trình mở/đóng van, từ đó nâng cao hiệu suất, công suất và khả năng vận hành của động cơ.

So sánh động cơ DOHC và SOHC
DOHC và SOHC khác nhau như thế nào? Sự chênh lệch số lượng trục cam của hai động cơ này có nhiều sự khác biệt ở công suất, hiệu suất, mức tiêu thụ và chi phí.
Tiêu chí | DOHC | SOHC |
Bản chất | DOHC có hai trục cam, một trục điều khiển van nạp và trục còn lại điều khiển van xả. Thường có hai cặp van nạp và xả. | SOHC chỉ có một trục cam, điều khiển cả van nạp và van xả. Động cơ này thường chỉ có một cặp van cho mỗi xi lanh. |
Công suất | Hai trục cam giúp kiểm soát thời điểm đóng mở van tốt hơn, tối ưu hiệu suất và tăng công suất động cơ. | Một trục cam khiến việc điều chỉnh thời gian đóng/mở van kém chính xác hơn, từ đó công suất và hiệu suất không cao bằng DOHC |
Mức tiêu thụ nhiên liệu | DOHC tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn do kiểm soát van tốt hơn và hoạt động mạnh mẽ hơn. | SOHC tiêu hao ít nhiên liệu hơn vì cấu trúc đơn giản, mức tiêu thụ năng lượng thấp. |
Vị trí bugi | Bugi thường được đặt ở trung tâm buồng đốt, giúp tăng hiệu quả đốt cháy và tiết kiệm nhiên liệu. | Bugi không đặt ở vị trí tối ưu, ảnh hưởng phần nào đến hiệu suất đốt cháy và hoạt động tổng thể của động cơ. |
Hiệu suất | DOHC đạt hiệu suất cao hơn nhờ khả năng lắp thêm van, hỗ trợ tăng tốc và vận hành ở tốc độ cao hiệu quả. | SOHC có mô-men xoắn tốt hơn ở tốc độ thấp, nhưng hiệu suất tổng thể không bằng DOHC, đặc biệt khi hoạt động ở dải tốc độ cao. |
Chi phí sản xuất, sửa chữa | DOHC có thiết kế phức tạp, đòi hỏi chi phí sản xuất và sửa chữa cao hơn. | SOHC đơn giản hơn, chi phí sản xuất và bảo trì thấp hơn, phù hợp với xe phổ thông. |
Tiếng ồn động cơ | DOHC vận hành mượt mà, ít tạo ra tiếng ồn nhờ vào việc kiểm soát tốt khí nạp và khí xả qua nhiều van. | SOHC ít van hơn nên dễ phát ra tiếng ồn trong quá trình hoạt động, nhất là khi tăng tốc |
Trên đây là bài viết của Phụ Tùng HQ về động cơ DOHC. Đây là một loại động cơ có thiết kế phức tạp và có nhiều ưu điểm vượt trội. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc sẽ có thể cân nhắc lựa chọn các dòng xe sử dụng động cơ DOHC nhé.