Hệ thống phanh tang trống là gì? Có các loại phanh tang trống nào và cấu tạo ra sao?
Hệ thống phanh tang trống là hệ thống đặc biệt quan trọng của hệ thống phanh xe ô tô. Từ khi mới ra đời đến hiện nay phanh tang trống luôn được trọng dụng nhờ chi phí sản xuất rẻ lại dễ dàng khi cần bảo dưỡng phanh tang trống, lực phanh cực kỳ tốt,... Cùng theo dõi tiếp bài viết phía dưới đây của Phụ tùng HQ để có thể biết được cấu tạo phanh tang trống ô tô cũng như các loại phanh tang trống có mặt trên thị trường bạn nhé!
Hệ thống phanh tang trống là gì?
Phanh xe là bộ phận quan trọng thuộc vào hệ thống an toàn trên xe ô tô. Đây là bộ phận mà các hãng sản xuất xe không ngừng phát triển hơn. Trong mỗi chiếc xe ô tô sẽ có nhiều loại phanh xe khác nhau để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những người ngồi trên xe.

Trong số các loại phanh khác nhau để đảm bảo an toàn cho người lái thì một loại phanh vô cùng quan trọng là phanh tang trống. Hệ thống phanh tang trống sẽ giúp người lái xe kiểm soát tốt tốc độ di chuyển và dừng xe kịp lúc khi một số trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Hệ thống phanh tang trống thường sẽ nằm chủ yếu ở sau trục bánh xe. Phanh tang trống sẽ có dạng hộp kín đồng thời sở hữu cấu tạo và cách thức hoạt động khá đơn giản.

Nếu so sánh với một số dòng xe phổ biến hiện nay, loại phanh tang trống có khả năng tạo ra áp lực phanh tốt nhất dù có chi phí sản xuất thấp hơn các loại khác rất nhiều.
Xem ngay: Cách kiểm tra và thay má phanh ô tô mới đúng kỹ thuật
Cũng vì các lý do nói trên mà phanh tang trống được trọng dụng khá nhiều trên đa số các loại xe lưu thông hiện nay. Đặc biệt nhất là các dòng xe thương mại như xe khách, xe máy hoặc các loại xe du lịch.
Cấu tạo phanh tang trống ô tô ra sao?
Cấu tạo phanh tang trống ô tô khá đơn giản với các thành phần chính gồm có: xi lanh phanh, guốc phanh, trống phanh, lò xo vị hồi của phanh, cuppen và piston. Các bộ phận này của phanh tang trống sẽ có vai trò cụ thể như sau:
Trống phanh của phanh tang trống ô tô
Bộ phận này là một hộp rộng nằm bên ngoài và được gắn trực tiếp với trục của bánh xe, đồng thời quay theo bánh xe ô tô. Ma sát sẽ được bộ phận này tạo ra để giúp giảm bớt tốc độ di chuyển cũng như dừng bánh xe ngay khi má phạn ép vào.
Bộ phận xi lanh phanh của phanh tang trống
Phanh tang trống có một bộ phận xi lanh giúp tạo nên không gian để có thể chứa một số thành phần khác như dầu, cuppen, piston. Bộ phận xi lanh của phanh cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành.

Khi xi lanh phanh của phanh tang trống bị hỏng hoặc lỗi có thể gây ra ảnh hưởng lớn với hoạt động của toàn bộ hệ thống phanh tang trống xe ô tô.
Piston phanh trống ô tô
Phần piston phanh trống ô tô được hoạt động nhờ vào lượng áp suất dầu bên trong phanh. Khi có đủ áp suất dầu, piston sẽ được đẩy ra, phần guốc phanh xe sẽ được ép nhanh vào trống phanh. Nhờ đó mà tốc độ xe có thể giảm nhanh chóng và có thể dừng lại.
Xem ngay: Khi nào nên tiến hành bảo dưỡng phanh ô tô?
Guốc phanh của phanh tang trống ô tô
Bộ phận guốc phanh của phanh tang trống ô tô được lắp đặt trực tiếp bên trên bề mặt của trống phanh xe. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là tạo ra lực ma sát với trống phanh của xe.

Cuppen và lò xo phanh tang trống
Cuppen là bộ phận được thiết kế nhằm giúp cho xi lanh được kín. Hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ không khí cũng như rò rỉ dầu ra bên ngoài.
Còn lò xo sẽ đảm nhận vai trò chính là giúp piston có thể đàn hồi trở về vị trí ban đầu khi lượng áp suất dầu giảm.
Có những kiểu phanh tang trống nào?
Việc phân loại phanh tang trống sẽ được chia ra dựa vào đặc điểm mà kéo và guốc dẫn. Hiện nay, có 4 loại phanh tang trống phổ biến thường được sử dụng nhất:
- Phanh 2 guốc dẫn: Loại phanh này sẽ có lực phanh vô cùng mạnh mẽ và vượt trội, loại phanh này thường được trang bị ở các dòng xe tải từ nhỏ đến trung bình.
- Phanh tang trống dẫn và kéo: Loại phanh này được thiết kế gồm neo cố định và xi lanh. Phanh này sẽ có lực phanh khá ổn định kể cả khi xe chạy lùi.
- Phanh tang trống một trợ động: Loại phanh này có cấu tạo chính gồm một xi lanh điều chỉnh, xi lanh bánh xe và trợ động.
- Phanh hai trợ động: Loại phanh này có cấu tạo tương tự như phanh một trợ động nhưng có đến 2 trợ động.

Thời gian cần bảo dưỡng phanh tang trống
Theo khuyến cáo từ phía sản xuất ô tô, chủ xe cần bảo dưỡng phanh thường xuyên, cụ thể theo định kỳ từ sau mỗi 50.000 - 90.000 km xe chạy.

Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như tần suất hoạt động, địa hình và thời tiết xe thường di chuyển, số lần đạp phanh xe ô tô,... Hoặc chủ xe cũng có thể mang xe đi bảo dưỡng khi nhận thấy một số dầu hiệu sau đây:
- Phanh không còn nhạy và thắng nhanh chóng.
- Phanh tang trống có tiếng ồn khó chịu khi sử dụng.
- Xe rung lắc nhiều mỗi khi đạp phanh,…
Xem ngay: Má phanh ô tô (bố thắng ô tô) là gì? Giá má phanh ô tô là bao nhiêu?
Hy vọng rằng bài viết bên trên của Phụ tùng HQ đã cung cấp cho các bác tài đầy đủ thông tin cần thiết về phanh tang trống ô tô. Hãy chú ý thời gian bảo dưỡng phanh tang trống định kỳ để đảm bảo khả năng vận hành cũng như giữ an toàn khi di chuyển bạn nhé!