Khi nào nên tiến hành bảo dưỡng phanh ô tô?
Hệ thống phanh có vai trò quan trọng với quá trình vận hành của xe. Phanh sẽ giúp xe giảm tốc hay dừng lại khi đang chạy hoặc đảm bảo không bị trôi xe khi đậu đỗ. Nếu hệ thống phanh bị hư hỏng có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và cả mạng sống của con người. Do đó việc chú ý đến bảo dưỡng phanh ô tô là việc vô cùng cần thiết. Hãy cùng Phụ tùng HQ tìm hiểu vì sao cần bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô và quy trình bảo dưỡng phanh ô tô nhé!
Vì sao cần bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô?
Việc lưu ý bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô như bảo dưỡng các bộ phận khác của xe có thể mang đến các lợi ích như:
- Đảm bảo hệ thống phanh luôn hoạt động tốt, tăng độ an toàn khi lái xe
- Tăng thời gian sử dụng của hệ thống phanh
- Có thể phát hiện sớm các vấn đề hư hỏng của hệ thống phanh như mòn đĩa phanh, mòn má phanh,... để có được biện pháp sửa chữa hoặc thay mới kịp thời
Nên bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô để đảm bảo an toàn
Khi nào nên tiến hành bảo dưỡng phanh ô tô?
Bạn có thể quan sát khi đang lái xe hoặc khi không lái xe để nắm được các dấu hiệu lạ của hệ thống phanh để nhanh chóng đưa xe đến kiểm tra tại các trung tâm sửa chữa, chăm sóc xe.
Quan sát lúc đang lái xe
Trong quá trình lái xe, nếu bạn thấy phanh xe có các dấu hiệu sau, bạn nên nhanh chóng cho xe đi kiểm tra:
- Đèn phanh luôn sáng dù không nhấn phanh: Tình trạng này xảy ra phần lớn là do phanh ABS đang bị bẩn. Ngoài ra cũng có thể do hỏng cảm biến ở bánh xe, ABS ngừng hoạt động hoặc dầu phanh bị giảm quá nhiều, đạt đến mức báo động
- Khi nhấn phanh, xe có hiện tượng đảo hoặc bị nhào sang một bên: Có thể do lực phanh của các bánh xe không đều nhau
- Nhấn phanh nhưng xe không giảm tốc: Có thể do má phanh quá mềm hoặc quá cứng, bị e trong đường ống, phanh bị kẹt, má phanh mòn không đều,...
- Bó phanh: Nếu xe phải di chuyển thường xuyên và phanh phải làm việc liên tục mà không được bảo dưỡng phanh ô tô theo định kỳ hoặc có bảo dưỡng nhưng chưa đúng cách, dùng sai loại mỡ bôi trơn,... thì tình trạng phanh bị bó này rất dễ xảy ra
- Khi nhấn phanh luôn có tiếng kêu bất thường: Khi má phanh bị mòn hoặc vừa được thay má phanh mới nhưng không láng đĩa, xe sẽ thường phát ra tiếng kêu khó chịu mỗi lần bạn nhấn phanh
- Bàn đạp phanh nhấp nhô, không vững: Có thể do đĩa phanh bị đảo, mòn không đều nhau. Khi người lái đạp phanh, phần má phanh thường ép sát vào với đĩa phanh khiến bàn đạp bị rung giật
- Đạp bàn đạp sát sàn thì xe mới phanh được: Có thể do dầu phanh rỉ dẫn đến lượng dầu phanh bị giảm hoặc dầu phanh bị lẫn với nước, từ đó không tạo đủ áp lực để đạp phanh nhẹ như thông thường
- Khi không đạp phanh nhưng hệ thống phanh vẫn phát ra tiếng kêu: Má phanh lúc này đã quá mòn hoặc thợ điều chỉnh khe hở giữa trống phanh và má phanh bị sai, bị bó
Khi đang lưu thông, cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường của xe để có hướng xử lý kịp thời
Xem ngay: Nguyên nhân khiến đèn phanh ô tô không tắt được
Quan sát lúc không lái xe
Khi không lái xe, bạn có thể dễ dàng quan sát được các tình trạng như:
- Đạp phanh nhưng phần bàn đạp không thấy cứng: Phanh đã bị e hoặc hệ thống phanh ô tô có vấn đề. Bạn cần ngay lập tức kiểm tra để có thể nhanh chóng xử lý được vấn đề mà xe đang gặp phải
- Má phanh có độ mòn không đều nhau: Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do piston phanh hoặc ắc phanh bị kẹt, đĩa phanh mòn không đều
- Đường ống dầu cung cấp cho phanh bị rạn, nứt: Nếu quan sát thấy tình trạng này, bạn nên mang đến các trung tâm để được nhân viên thay thế đường ống mới, hạn chế tối đa nguy hiểm có thể xảy ra
- Kiểm tra lượng dầu phanh: Nếu trong dầu phanh bị lẫn cặn bẩn có thể khiến phanh không hoạt động ổn định, dẫn đến những nguy hiểm có thể xảy ra khi xe lưu thông. Nếu dầu quá thấp, bạn có thể tự bổ sung tại nhà. Nhưng nếu dầu phanh hết quá nhanh, có thể là do hệ thống đường ống dầu gặp vấn đề, cần được nhân viên có tay nghề kiểm tra
Dầu phanh thường xuyên bị tụt quá thấp là một trong những dấu hiệu hư hỏng phanh
Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô an toàn nhất
Nếu bảo dưỡng phanh ô tô sai cách, hệ thống phanh sẽ dễ gặp nhiều hư hại hơn khi sử dụng xe. Bạn có thể tham khảo ngay các bước dưới đây để nắm được quy trình bảo dưỡng phanh ô tô an toàn nhất:
- Bước 1: Tiến hành tháo ốc sau bộ giá phanh bằng cách rút phần chốt cắm cảm biển độ mòn và nhấc giá đỡ khỏi đĩa phanh
- Bước 2: Sau khi đã tháo ốc sau bộ giá phanh, cần gỡ suốt trượt ở ngoài đĩa phanh. Lưu ý bảo quản các chi tiết tại nơi sạch sẽ, an toàn để tránh mất chi tiết
- Bước 3: Dùng dung dịch chuyên dụng để vệ sinh phanh ô tô, dùng khăn mềm để lau các vết gỉ sắt, bụi bẩn nằm trong khe rãnh của giá đỡ
- Bước 4: Bôi mỡ bò chuyên dụng cho phanh ô tô để loại bỏ tiếng ồn khó chịu khi nhấn phanh, tăng tuổi thọ và độ cứng của má phanh
- Bước 5: Lắp lại các chi tiết đã tháo ra ở các bước trước
- Bước 6: Lắp lại bánh xe và siết chặt ốc
Xem ngay: Xe ô tô bị chảy nhớt dưới gầm: Nguyên nhân và cách xử lý
Qua bài viết trên, Phụ tùng HQ mong rằng bạn đã có nhiều thông tin hữu ích về quá trình bảo dưỡng phanh ô tô. Nếu cần thêm thông tin gì, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!