Hiện tượng xe ô tô ra khói đen là gì? Cách khắc phục
Khi xe ô tô ra khói đen, điều này cho thấy nhiên liệu trong động cơ không đốt cháy hết hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng về động cơ. Vậy khi có khói đen xe ô tô, chủ xe cần lưu ý điều gì và đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Hãy cùng Phụ tùng HQ đi tìm câu trả lời nhé.
Nguyên nhân xe ô tô ra khói đen
Lọc gió động cơ bị tắc
Xuất hiện hiện tượng xe ô tô ra khói đen là do bộ lọc gió động cơ của xe bị bám đầy bụi bẩn và do động cơ thiếu oxy để kích thích quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt, dẫn đến việc nhiên liệu không cháy hết và khí thải tạo ra khói đen.
Lọc gió động cơ bị lắc
Bugi bám muội
Lọc không khí trong động cơ hoạt động kém hiệu quả và không được bảo dưỡng hoặc thay thế thường xuyên có thể dẫn đến bugi bám độc và cặn bẩn tích tụ. Khi hệ thống đánh lửa hoạt động, ống xả của ô tô sẽ phát ra khói màu đen.
Lọc nhiên liệu bị tắc
Khi bộ lọc nhiên liệu bị kẹt, việc cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt không đảm bảo, làm giảm hiệu suất hòa khí. Nhiên liệu có thể cháy quá sớm hoặc chậm, dẫn đến hiện tượng không đốt sạch, gây ra khói đen từ xe.
Hơn nữa, việc bít kẹt của bộ lọc nhiên liệu còn làm tăng tiêu hao nhiên liệu, tạo ra tiếng ồn động cơ lớn và gây khó khăn trong việc khởi động xe.
Lọc nhiên liệu bị tắc
Kim phun nhiên liệu tắc
Một lý do phổ biến khiến xe ô tô phun khói đen là do hệ thống phun nhiên liệu gặp sự cố.
Sau một thời gian sử dụng, kim phun nhiên liệu thường bị mảng bám các tạp chất, gây tắc nghẽn và làm giảm lượng nhiên liệu cần thiết cho động cơ. Kết quả là quá trình đốt cháy không hoàn hảo, tạo ra khói đen và cặn tích tụ trong buồng đốt, ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của động cơ.
Kim phun nhiên liệu tắc
Bơm cao áp tắc, hỏng
Khi bơm nhiên liệu hoặc bơm cao áp bị tắc, áp suất giảm, dẫn đến việc cung cấp nhiên liệu không đủ cho buồng đốt động cơ, kết quả là nhiên liệu không được pha trộn đều với không khí và không đốt cháy hoàn toàn, tạo ra khí thải đen. Điều này là một nguyên nhân phổ biến gây ra khói đen trong máy.
Piston động cơ bị mòn
Piston được thiết kế để ngăn chặn dầu động cơ thẩm thấu vào buồng đốt. Trong quá trình hoạt động, sự ăn mòn hóa học từ khí cháy và dầu bôi trơn, cùng với lực ma sát giữa piston và xi lanh, dẫn đến mòn piston và dầu động cơ chảy vào buồng đốt.
Sự kết hợp giữa dầu động cơ và nhiên liệu trong quá trình đốt cháy gây ra khói đen.
Piston động cơ bị mòn
Nhiên liệu chất lượng kém
Nếu sử dụng nguyên liệu không sạch, chứa tạp chất liên tục, quá trình đốt cháy sẽ không đạt hiệu suất cao, dẫn đến việc không đốt cháy hết nhiên liệu trong động cơ, tạo ra khói đen qua ống xả. Hơn nữa, việc sử dụng liên tục nhiên liệu kém chất lượng có thể gây ra các vấn đề như hoạt động không ổn định của động cơ, xe giật khi đạp ga, tăng nhiệt độ động cơ, hoặc thậm chí là tình trạng đột ngột dừng máy khi di chuyển.
Đó là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng xe ô tô ra khói đen thường thấy. Vậy với các trường hợp trên thì có thể xử lý bằng cách nào?
XEM NGAY: Cảm biến tốc độ xe ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cách xử lý khi có khói đen xe ô tô
Để khắc phục tình trạng lọc gió bị kẹt, bạn cần kiểm tra phần lọc gió của động cơ. Nếu lọc gió bị mắc kẹt bởi nhiều cặn bẩn, gây cản trở quá trình lọc không khí, thì việc làm sạch lọc gió càng sớm càng tốt.
Theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, lọc gió ô tô cần được vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km.
Tùy thuộc vào điều kiện lái xe, người sở hữu xe có thể cần làm sạch lọc gió trước thời gian này. Trong trường hợp lọc gió động cơ bị hỏng hoặc bị ẩm mốc, việc thay thế bằng lọc gió mới là cần thiết.
Ô tô ra khói đen gây ô nhiễm môi trường
Khi bugi bị bám muội, chỉ cần làm sạch và kiểm tra lọc gió, sau đó thay thế bugi mới cho xe. Nó sẽ giải quyết vấn đề khói đen xe ô tô và cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống đánh lửa.
Với vấn đề nhiên liệu bẩn hoặc chứa tạp chất sẽ rất khó phát hiện bằng mắt thường. Vì thế, nếu xe có một trong những dấu hiệu đó, cần đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và loại bỏ toàn bộ nhiên liệu kém chất lượng từ bên trong. Sau đó, cần làm sạch kim phun nhiên liệu, bơm phun nhiên liệu và buồng đốt xi-lanh để loại bỏ hết nhiên liệu bẩn.
Các bộ lọc nhiên liệu cần được thường xuyên bảo dưỡng để loại bỏ các tạp chất, đảm bảo nguồn nhiên liệu cho động cơ luôn ổn định. Theo khuyến cáo, nên thay mới bộ lọc nhiên liệu sau mỗi 40.000 km, nhưng điều này có thể thay đổi tùy theo nhãn hiệu xe và cách sử dụng cụ thể, đôi khi cần vệ sinh hoặc thay mới theo quãng đường và thời gian đã sử dụng.
Nếu ô tô ra khói đen là do bộ kim phun nhiên liệu, bạn cần kiểm tra và làm sạch chúng. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia và nhà sản xuất ô tô, việc làm sạch kim phun nên được thực hiện sau mỗi 15.000 - 20.000 km sử dụng. Tùy thuộc vào điều kiện vận hành, người sử dụng có thể cần làm sạch sớm hơn hoặc thay thế bộ kim phun mới, để giúp xe chạy mượt mà hơn và tiết kiệm nhiên liệu.
Sau một thời gian sử dụng, bơm nhiên liệu có thể gặp vấn đề như bám bẩn, hao mòn hoặc làm việc quá tải. Tuy nhiên, hệ thống bơm nhiên liệu trên ô tô thường có tuổi thọ cao, vì vậy chỉ cần thay thế khi gặp vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, khi làm sạch bơm cao áp, cần thay toàn bộ lọc nhiên liệu và kim phun.
Ô tô ra khói đen có nhiều nguyên nhân
Nếu hiện tượng xe ô tô ra khói đen đến từ bộ phận piston, có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng cho động cơ, thậm chí có thể gây ngừng hoạt động. Vì vậy, để sửa chữa sự cố liên quan đến piston, việc đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng đáng tin cậy là cần thiết, không nên tự ý thực hiện tại nhà.
Khi xe ô tô ra khói đen, việc cần thiết là đưa xe đến ga-ra để kiểm tra, làm sạch và bảo dưỡng hoặc thay thế các bộ phận hỏng hóc. Bạn không nên tự ý thay thế các phụ tùng ô tô tại nhà vì rất dễ khiến tình trạng thêm xấu đi.
Nếu bạn cần tư vấn về các loại phụ tùng ô tô chính hãng thì đừng quên liên hệ qua hotline 0908716572 nhé!
XEM NGAY: Top 5 cách kiểm tra bugi ô tô bị hỏng và hướng dẫn thay bugi ô tô mới