Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn chi tiết cách xử lý điều hoà ô tô có mùi hôi

Có nhiều nguyên nhân gây ra mùi hôi trong hệ thống điều hòa ô tô như dàn lạnh và đường ống điều hòa bị ẩm mốc, lọc gió bám đầy bụi bẩn sau thời gian dài sử dụng, rò rỉ khí gas điều hòa, hay mùi khét phát ra từ các bộ phận điện bị cháy hoặc sự ma sát giữa các chi tiết máy, và thậm chí từ nội thất bên trong xe… Hãy cùng Phụ tùng HQ đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khử mùi hôi điều hoà ô tô dứt điểm nhé.

 

Nguyên nhân điều hoà xe có mùi hôi

Ẩm mốc dàn lạnh, đường ống

Nguyên nhân chính và cũng là lý do thường gặp nhất khiến điều hoà ô tô có mùi hôi là do bộ phận dàn lạnh và hệ thống đường ống bị nhiễm ẩm và mốc.

Khi dàn lạnh và đường ống của điều hòa bị ẩm mốc, không khí thoát ra từ máy sẽ có mùi hôi, chua hoặc khai, gây cảm giác khó chịu.

 

Ẩm mốc dàn lạnh trong ô tô

Ẩm mốc dàn lạnh trong ô tô

Lọc gió tích tụ bụi bẩn

Cơ chế hoạt động của hệ thống điều hòa là lấy không khí từ bên ngoài vào. Trước khi không khí đi vào hệ thống, bộ lọc gió sẽ đảm nhận nhiệm vụ làm sạch bụi bẩn, nấm mốc và các tác nhân khác. 

 

Do đóng vai trò như một lớp bảo vệ trực tiếp, bộ lọc gió điều hòa thường bị bám bẩn sau một thời gian ngắn sử dụng.

 

Điều hoà ô tô có mùi khó chịu

Điều hoà ô tô có mùi khó chịu

 

Khoang máy có xác chết côn trùng

Một nguyên nhân khác khiến điều hòa xe có mùi hôi là do trong hộp quạt gió hoặc khoang máy có xác động vật như chuột hoặc gián, côn trùng bị mắc kẹt. Khi điều hòa hoạt động, mùi hôi nồng nặc từ xác động vật sẽ lan tỏa ra. 

 

Ngoài ra, hệ thống đường ống cũng có thể bị dính nước thải từ các động vật mắc kẹt, làm phát sinh mùi khai khó chịu từ điều hòa ô tô. Do đó, người dùng cần thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống đường ống điều hòa để tránh các nguy cơ này.

 

Mùi từ nội thất xe

Nguồn gốc của mùi hôi trong xe đôi khi xuất phát từ chính nội thất. Nếu nội thất không được vệ sinh và làm sạch đúng cách trong thời gian dài, các yếu tố như ẩm mốc sẽ phát triển mạnh mẽ, dẫn đến mùi khó chịu. 

 

Ngoài ra, mùi hôi còn có thể phát sinh từ các mẩu thức ăn dư thừa bị kẹt trong những chỗ khó tiếp cận như hộc, hộp, hay cốp sau. Vì thế, người dùng cần thường xuyên chú ý và kiểm tra những khu vực này để loại bỏ các tác nhân gây mùi kịp thời.

 

Mùi từ điều hoà không được vệ sinh

Mùi từ điều hoà không được vệ sinh

 

Đó là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc điều hoà ô tô có mùi hôi. Có khá nhiều cách xử lý điều hoà ô tô có mùi hôi như vệ sinh điều hòa, thay điều hoà,... Tham khảo ngay cách khử mùi hôi điều hoà ô tô dưới đây để cải thiện tình trạng nhé.

 

Cách khử mùi hôi điều hoà ô tô

Vệ sinh điều hoà ô tô

  • Bước 1: Tháo bộ lọc gió điều hòa ô tô ra ngoài và gõ nhẹ lên sàn để loại bỏ bụi bẩn và các vật thể lạ.
  • Bước 2: Sử dụng máy hút bụi hoặc máy nén khí để thổi bụi trực tiếp vào các nếp gấp của bộ lọc gió, đảm bảo sạch hoàn toàn. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy để lau bụi.
  • Bước 3: Đặt lại tấm lọc vào vị trí ban đầu.

Trong quá trình vệ sinh bộ lọc gió điều hòa, bạn nên đồng thời làm sạch đường dẫn điều hòa để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây mùi. Sau khi hoàn thành việc vệ sinh, hãy mở cửa ô tô khoảng 5 phút để loại bỏ mùi hôi và tăng cường lưu thông không khí bên trong.

 

Cần vệ sinh lọc gió điều hoà thường xuyên

Cần vệ sinh lọc gió điều hoà thường xuyên

Thay lọc gió điều hoà

Sau một thời gian sử dụng liên tục, tấm lọc gió sẽ bị bám bẩn, gây cản trở lưu thông. Bên cạnh việc vệ sinh để duy trì chất lượng không khí, người dùng nên thay lọc gió điều hòa sau mỗi 15.000 - 20.000km để hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả nhất. 

  • Bước 1: Mở ngăn để đồ bên ghế phụ và nhấn vào các lẫy ở hai bên. Sau đó, nhấc ngăn để đồ ra ngoài để tiếp cận nắp hộp lọc gió điều hòa bên trong.
  • Bước 2: Nhấn vào lẫy bên trái hoặc bên phải của nắp hộp lọc gió để mở nắp và lấy tấm lọc gió ra ngoài.
  • Bước 3: Trên tấm lọc gió điều hòa thường có in chữ và mũi tên hướng dẫn, người dùng cần đặt đúng theo chiều mũi tên này.
  • Bước 4: Đóng nắp hộp lọc gió lại và lắp ngăn để đồ về vị trí ban đầu.

 

Thay lọc gió điều hoà

Thay lọc gió điều hoà

 

Để hạn chế tình trạng điều hoà xe có mùi hôi ngoài việc vệ sinh định kỳ bạn cần chú ý các hoạt động thường ngày để phòng tránh xe có mùi hôi trở lại.

 

XEM NGAY: LỌC DẦU Ô TÔ LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN THAY CỐC LỌC DẦU Ô TÔ?

 

Cách phòng tránh mùi hôi điều hoà

  • Trước khi tắt máy hoàn toàn, bạn nên tắt điều hòa và chuyển sang chế độ quạt gió trong khoảng 2 đến 3 phút để ngăn ngừa sự tích tụ độ ẩm, điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
  • Chủ xe nên thay thế bộ lọc gió và vệ sinh điều hòa thường xuyên để hạn chế mùi khó chịu, đồng thời tránh hút thuốc và sử dụng thực phẩm có mùi nặng trong xe.

Sử dụng xịt mùi để khử mùi hôi

Sử dụng xịt mùi để khử mùi hôi

 

  • Cần chú ý chọn chế độ lấy gió phù hợp. Khi mới lên xe và đóng kín cửa trong thời gian dài, bạn nên chọn chế độ lấy gió ngoài để không khí trong xe được thoáng đãng hơn. Khi di chuyển qua các khu vực có nhiều khói bụi và ô nhiễm, lái xe nên bật chế độ lấy gió trong để giảm áp lực lọc bụi cho bộ lọc gió.
  • Tránh sử dụng các loại nước hoa ô tô và sáp thơm khử mùi có chất lượng kém và không rõ nguồn gốc. Các sản phẩm này không chỉ làm tăng mùi khó chịu trong xe mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Thay vào đó, nên chọn các sản phẩm tinh dầu tự nhiên hoặc các thiết bị khử mùi chuyên dụng uy tín.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã tìm ra các nguyên nhân cũng như cách xử lý điều hoà ô tô có mùi hôi. Nếu bạn có nhu cầu thay thế các loại phụ tùng ô tô thì đừng quên liên hệ qua hotline 0908716572 để được hỗ trợ kịp thời nhé!

 

XEM NGAY: CÁC LOẠI PHỤ TÙNG Ô TÔ PHỔ BIẾN MÀ BẠN NÊN BIẾT

Gọi điện thoại

Gọi ngay

HOTLINE: 0906789896
Chat ZaLo