Quy trình bảo dưỡng gầm xe ô tô chuẩn NHẤT
Trên một chiếc ô tô, gầm được coi là bộ phận đặc biệt quan trọng giúp xe vận hành một cách an toàn và ổn định. Toàn bộ phần hệ thống khung gầm sẽ chịu trách nhiệm nâng đỡ các bộ phận khác của xe, giúp máy móc liên kết và hoạt động linh hoạt, đồng bộ với nhau. Vậy nên, việc bảo dưỡng gầm xe ô tô cũng cực kỳ quan trọng. Ngoài ra bạn cũng cần tìm những nơi cung cấp phụ tùng bảo dưỡng gầm thật uy tín.. Hãy cùng Phụ tùng HQ tìm hiểu qua về quy trình bảo dưỡng gầm ô tô trong bài viết phía dưới nhé!
Lý do phải thường xuyên bảo dưỡng gầm xe ô tô
Ngoài chịu trách nhiệm nâng đỡ, gầm xe ô tô còn là bộ phận giúp gắn kết các chi tiếng trong xe. Khung gầm sẽ thường có 2 loại là vỏ rời hay liền.
Lý do phải thường xuyên bảo dưỡng gầm xe?
Mỗi bộ phận bên trong gầm đề sẽ có các chi tiết nhỏ bên trong. Do đó việc vệ sinh, bảo dưỡng gầm xe ô tô sẽ giúp đảm bảo hơn các chi tiết này hoạt động tốt. Thực tế, gầm xe là bộ phận tiếp xúc gần với mặt đường nên sẽ rất dễ bị tích tụ bụi bẩn. Bên cạnh đó, sau một khoảng thời gian sử dụng, các lỗ thoát nước dưới gầm xe cung sẽ bị tắc. Vì thế, việc bảo thường xuyên cho xe là rất cần thiết, giúp khắc phục sớm các vấn đề trên ô tô và tiết kiệm chi phí.
Quy trình bảo dưỡng gầm xe ô tô chuẩn NHẤT 2024
Gầm xe là một bộ phận quan trọng khi chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ các hệ thống xe. Gầm xe sẽ liên quan trực tiếp đến hệ thống truyền động của ô tô với những chi tiết vô cùng phức tạp.
Do đó, việc sửa chữa cũng như bảo dưỡng gầm xe ô tô cùng khó khăn hơn rất nhiều bởi phải thực hiện theo đúng quy trình và mất tương đối nhiều thời gian.
Quy trình bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng chuẩn
Tùy theo các loại chi tiết máy bị hư cũng như mức độ hư hỏng mà kỹ thuật viên sẽ có cách khắc phục phù hợp nhất cho xe. Bên dưới đây là quy trình bảo dưỡng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra sơ bộ
Mỗi tiệm sửa chữa sẽ có quy trình bảo dưỡng xe riêng. Nhưng trước khi mang xe đến nơi sửa, chủ xe có thể tự kiểm tra trước các bộ phận xe gặp vấn đề. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi hơn với nhân viên kỹ thuật. Cụ thể bạn hãy tự kiểm tra:
Phần khí xả
Hãy giữ cho xe vẫn luôn nổ máy rồi tiến hành xem xét màu sắc của khí được thải ra
- Khí thải có màu trắng: Tình trạng này có thể do nước làm mát ô tô rò rỉ hoặc do dùng xăng, dầu kém chất lượng.
- Khí thải màu xanh: Có thể do van PVC bị nghẽn.
- Khí thải màu xám: Có vấn đề ở bộ phận làm mát.
- Khí thải màu đen: Do lượng nguyên liệu bị tiêu hao quá nhiều dẫn đến tỷ lệ không khí thấp hơn mức cần thiết. Hoặc có thể do diesel kim phun bị hỏng.
Phần chân nến điện
Bạn có thể dễ dàng chẩn đoán nguyên nhân hư hỏng bằng màu sắc.
- Chân nến điện có màu đen: Nguyên nhân có thể là do dầu bị sục lên trên buồng đốt.
- Chân nến điện có màu sáng: Do động cơ bị quá nhiều làm chân nến cháy.
Bước 2 kiểm tra hệ thống lái của ô tô
Tay lái nặng hơn bình thường
Nguyên nhân: Đa phần trường hợp này xảy ra là do phần lốp xe bị non hay hệ thống trợ lực tay lái bị lỗi.
Hệ thống lái của ô tô có vấn đề
Cách khắc phục: Bạn cần phải bơm lốp xe căng lên theo đúng áp suất quy định. Còn nếu nguyên nhân là do hệ thống trợ lực thì cần cung cấp dầu cho trợ lực tay lái. Hãy kiểm tra và thay đổi góc đặt bánh xe nếu trường hợp bạn gặp phải là do đặt sai lệch góc bánh xe nhé.
Tay lái của xe khó trở về cân bằng như ban đầu
Nguyên nhân: Đa phần nguyên nhân dẫn đến trường hợp này có thể là do thiếu dầu bôi trơn ở các khớp nối hoặc do bạn siết bạc lái quá chặt, góc đặt bánh bị sai.
Tay lái ô tô khó trở lại trạng thái cân bằng
Cách khắc phục: Bạn cần xem những khớp nối nào bị khô và tra thêm mỡ, chỉnh lại bạc lái đồng thời căn chỉnh góc đặt đúng cho bánh xe.
Tay lái của xe bị rung
Nguyên nhân: Đa phần tình trạng này xảy ra là do các khớp nối của hệ thống bánh lái bị hư hỏng hay phần bạc trụ bị mòn, mòn bạc thanh giằng.
Cảm thấy tay lái xe bị rung khi điều khiển
Cách khắc phục: Cần xem xét điều chỉnh lại bằng cách siết chặt phần đai ốc cũng như các khớp nối xe. Chỉnh lại phần bạc tỳ thước lái của xe, thay mới nếu nhận thấy bạc thanh giằng quá mòn.
Xe bị nhao sang phải hoặc trái
Nguyên nhân: Do áp suất lốp cũng như chiều sâu gai lốp không đều, đặt sai góc bánh xe hoặc do khung gầm được đặt không đúng vị trí sau khi sửa chữa hay do va chạm mạnh.
Xe bị nhao sang hai phía
Cách khắc phục: Bạn cần phải bơm lốp cũng như kiểm tra chiều sâu gai lốp và bảo dưỡng gầm xe nếu cần.
Bước 3: Kiểm tra hệ thống phanh của xe
Phanh không ăn
Nguyên nhân: Tình trạng này xảy ra có thể là do đường dầu hoặc hệ thóng phanh của xe bị rò rỉ. Cũng có thể là do bị lẫn khí trong hệ thống xe, mòn má phanh.
Phanh không ăn gây nguy hiểm khi di chuyển
Cách khắc phục: Hãy xả hết khí lẫn trong dầu phanh, bảo dưỡng và vệ sinh phanh (thay má phanh mới nếu cần thiết).
Bó phanh có vấn đề
Nguyên nhân: Có thể có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: Kẹt xi lanh phanh bánh xe, phanh tay bị điều chỉnh sai, không bảo dưỡng xe thường xuyên, kẹt piston, bảo dưỡng sai cách,...
Bó phanh có vấn đề có thể do rất nhiều nguyên nhân
Cách khắc phục: Bạn có thể xử lý bằng cách thay mới xi lanh phanh của xe và xi lanh bánh chính. Tốt hơn, bạn vẫn nên mang xe đến một nơi bảo dưỡng khác lớn và uy tín hơn.
Bước 4: Kiểm tra vấn đề có nằm ở hệ thống treo của xe không
Giảm chấn của xe bị chảy dầu
Nguyên nhân: Có thể là do giảm chấn trên xe bị hở phớt hay chảy dầu ty thủy lực.
Xem ngay: Cách thay đèn pha ô tô đơn giản, dễ dàng NHẤT!
Cách khắc phục: Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn cần thay phớt mới rồi châm thêm dầu giảm xóc đúng loại và đủ lượng cho xe.
Lốp hay bị mòn bất thường
Nguyên nhân: Gây ra tình trạng này có thể là do các nguyên nhân như: Hệ thống treo của bánh xe hư, do thiết lập cân vành mâm sai hay do áp suất của lốp không đủ tiêu chuẩn,...
Lốp thường xuyên bị mòn nguyên nhân do đâu?
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng lốp bị mòn thường xuyên bạn cần xem xét cách bơm lốp đúng.
Giá bảo dưỡng gầm xe ô tô mới nhất 2024
Bên dưới sẽ là mức giá tham khảo mà Phụ tùng HQ đã tham khảo được trên thị trường hiện nay. Nếu bạn đang có ý định bảo dưỡng gầm xe ô tô hãy thử xem xét nhé!
- Phần trợ lực bị kêu nếu bạn thay mới sẽ từ 500.000 - 1.000.000vnđ
- Kêu phần thước lái từ 500.000 - 1.000.000vnđ
- Thay một số bộ phận mức độ nhẹ khoảng 1.000.000 - 3.000.000vnđ
- Thay các bộ phận mức độ nặng khoảng 3.000.000 - 5.000.000vnđ
- Phải thay các phụ tùng mức độ nặng hơn khoảng 5.000.000 - 12.000.000vnđ
Phía trên sẽ chỉ là mức giá tham khảo trung bình trên thị trường hiện nay. Con số này có thể thay đổi tùy theo nơi bạn bảo hành cũng như chất lượng phụ tùng mà bạn thay mới Phụ tùng HQ mong rằng qua bài viết phía trên bạn đã biết được cách chọn phụ tùng bảo dưỡng gầm xe ô tô như thế nào là đúng nhất. Hãy tham khảo các mức giá bảo dưỡng gầm xe ô tô phía trên để tránh tình trạng tốn nhiều tiền hơn so với mức giá chung trên thị trường bạn nhé!